Chính trị Armenia

Chính trị Armenia theo khuôn khổ một nền cộng hoà đại diện dân chủ tổng thống, theo đó Tổng thống là Lãnh đạo chính phủ, và một hệ thống chính trị đa đảng. Quyền hành pháp thuộc chính phủ. Quyền lập pháp được cả chính phủnghị viện đảm nhiệm.

Các đảng phái chính:

Đối ngoại

Armenia thi hành chính sách cân bằng quan hệ với Ngaphương Tây. Ưu tiên chính trong chính sách đối ngoại của Armenia là hợp tác khu vực và giải quyết xung đột tại Nagorno-Karabakh với Azerbaijan.

  • Với NgaSNG: Nga và Armenia đã ký Hiệp định quân sự, cho phép Nga tiếp tục sử dụng các căn cứ quân sự từ thời Liên Xô. Tích cực tham gia các hoạt động của khối SNG. Armenia hiện là quan sát viên (từ tháng 4 năm 2003) của cộng đồng kinh tế Âu-Á (EuvAzEC), thành viên của Hiệp ước an ninh tập thể (ODKB) gồm 6 nước Nga, Belarus, Armenia, Tajikistan, Kyrgyzstan, Uzbekistan.
  • Với các nước khác: Armenia chú trọng hợp tác với các nước đang phát triển. Trung Quốc, Ấn ĐộNhật Bản là những đối tác lớn. Ngoài ra, Thái Lan, Indonesia, Malaysia gần đây đang tăng cường quan hệ với Armenia; có quan hệ tốt với IranGruzia nhằm mục đích giải quyết khó khăn về kinh tế và giao thông. Vừa qua, Armenia và Thổ Nhĩ Kỳ đã ký Biên bản bình thường hóa quan hệ.

Là thành viên của nhiều Tổ chức quốc tế trong đó có Liên Hiệp Quốc, OSCE, UNESCO, WTO.